Với balo du lich trong gần 9 tháng, Trần Thị Hạnh Dung, người đầu tiên lập kỷ lục "du lịch bụi", một mình đi Singapore, Thái Lan, Lào, Campuchia, Ấn Độ.
Đóng đô gần 1 tháng ở Himalaya, với vẻn vẹn vài nghìn USD tiết kiệm từ học bổng, có những ngày chỉ tiêu mất 1 USD.
Khám phá Rajasthan, Ấn Độ trên lưng lạc đà |
- Tôi là người thích đi du lịch, từ hồi còn đi học (Hạnh Dung tốt nghiệp khoa Báo chí ĐH KHXH&NV thuộc ĐHQG Hà Nội năm 1996) đã lên đỉnh Phan-xi-păng rồi, nhưng một chuyến đi dài như thế và khủng khiếp như thế thì chưa bao giờ nghĩ tới.
Khi đó (cuối năm 2001) tôi vừa học xong thạc sĩ về truyền thông đại chúng tại Singapore, trong thời gian chờ lấy bằng mới rủ mấy người bạn đi du lịch khoảng 2-3 tuần. Đúng ngày giờ hẹn ở cửa khẩu Singapore - Malaysia, chờ mãi mà người bạn không tới, về sau mới biết là người đó ngại nên bỏ cuộc. Tôi đành khoác balo du lich đi một mình.
Từ Singapore sang Malaysia, đến biên giới Thái Lan, từ đó qua Lào, vòng về Campuchia, rồi từ Bangkok đi Calcuta (Ấn Độ). Một chuyến đi không định sẵn, nhưng con đường phía trước cứ mở ra những thế giới và những nền văn hóa cực kỳ thú vị cho sự khám phá, nên tôi cứ đi, riêng Ấn Độ ở gần hết thời hạn visa (6 tháng). Thế mà đến bây giờ nhắc lại tôi còn cảm thấy thích thú vô cùng, và vẫn muốn quay lại lần nữa. Nếu lúc đó không lo ngại chiến tranh nổ ra giữa Ấn Độ và Pakistan thì tôi đã đi Nepal rồi.
- Một chút chia sẻ sự khủng khiếp về chuyến đi này được không?
- Ở bất cứ đâu tôi cũng chọn phương tiện đi lại rẻ nhất, đến nơi thì việc đầu tiên là kiếm chỗ trọ rẻ nhất. Riêng Thái Lan tới nay tôi đã đi 22 lần, hầu như thuộc tất cả các tuyến xe bus và có thể đi lại cả ngày chỉ tốn... 1 USD.
Khu Tây balo du lich Khao sản ở Thái giống như Phạm Ngũ Lão ở TP HCM, giá trọ 4-5 USD nhưng tôi ở trọ chỉ mất 2 USD, tất nhiên đi hơi xa một chút. Đi thăm Angkor, do giá vé tham quan khá cao (20 USD/ngày), nên để tiết kiệm tôi dậy rất sớm, từ 3 giờ sáng để vào xem. 3 ngày như thế, có thể nói là đã xem không bỏ sót thứ gì ở Angkor. Đi đâu tôi cũng muốn ở thật lâu, xem thật kỹ. Chuyến đi đó tôi đã ở lại Campuchia 1 tháng. Nhưng khủng khiếp và đáng nhớ nhất là gần 6 tháng vòng quanh Ấn Độ.
Mặc dù đã quen đi bụi tôi vẫn bị sốc mất 2 tuần khi vừa đặt chân tới Calcuta, cố đô của nước Ấn. Đập vào mắt tôi là rác ngập đường, người ta vẫn dùng xe kéo tay như ở VN hồi đầu thế kỷ trước, nhiều người bị cùi, thậm chí cả người đang chết trên đường và quạ bay rợp trời.
Tôi cũng mất 2 tuần để suy nghĩ xem có nên đi du lịch tiếp hay không. Nhưng sự khác biệt, sự “đậm đặc”, hay có thể nói là “nguyên chất” của văn hóa Ấn có sức hấp dẫn đặc biệt, mỗi bang như có một nền văn hóa khác nhau, tôi đã học được, khám phá được rất nhiều điều.
Tôi đi ngủ không dám cởi bỏ quần dài vì sợ mất cắp (bên trong quần phải khâu sẵn 2 cái túi, 1 túi cất hộ chiếu, 1 túi cất tiền), kẻ cắp ở đây siêu hạng hơn ở chợ Đồng Xuân nhiều.
Tôi đi những toa tàu vé hạng bét luôn nhốt kín số người gấp vài lần số ghế, những toa tàu không có cửa thoát hiểm nên tai nạn giao thông ở đây nếu xảy ra thì chết rất nhiều (mà vé phải xếp hàng 3 tháng để mua, nếu không phải người nước ngoài), không bao giờ dám uống nước trước khi lên tàu (vì toilet chật kín người), và hạnh phúc là có thể đặt được nửa mông xuống ghế.
Tôi thường xuyên ngồi trên nóc xe bus, những chiếc xe có phân biệt: nam đi cửa dưới nữ đi cửa trên. Tôi vứt toàn bộ quần áo cũ mang theo để mặc những bộ trang phục kín cổ, rộng lùng thùng nếu không muốn bị quấy rối.
Tôi đã đến Varanesi, thành phố chết linh thiêng, nơi tất cả những người Ấn thành kính đều tìm mọi cách đến đây để chết và thiêu xác bên bờ sông Hằng... Có những ngày, nếu không di chuyển, tôi chỉ tiêu hết có 1 USD. Song những gì tôi sống được có thể nhiều hơn một cuốn sách.
- Chị có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm balo du lich?
- Tôi có 5 kinh nghiệm nhỏ muốn chia sẻ với những ai thích du lịch kiểu này.
1. Phải có túi bí mật để bảo vệ tiền. Giữ tiền là quan trọng nhất đối với dân du lịch bụi.
2. Phải đọc kỹ sách hướng dẫn du lịch ở vùng đất mình sẽ tới. Nên lên cho mình một kế hoạch để vừa tiết kiệm tiền vừa tiết kiệm thời gian.
3. Phải có ý thức kỷ luật kể cả trong việc đi lại lẫn chi tiêu để đừng rơi vào tình trạng đi được ít đã hết tiền.
4. Đi đến đâu cũng phải thân thiện với người bản địa, vì họ sẽ là người giúp đỡ mình nhiều nhất.
5. Phải tự giữ gìn sức khỏe, đừng quá mạo hiểm, dễ gây tổn thương cho mình.